eSIM – Giải pháp SIM điện tử hiện đại cho cuộc sống kết nối thông minh

Cập nhật lúc: 18/07/2025

Trong kỷ nguyên số, sự tiện lợi và nhanh chóng là những yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Nổi bật giữa dòng chảy công nghệ, eSIM đang dần trở thành là lựa chọn thay thế cho thẻ SIM vật lý truyền thống và ngày càng phổ biến tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. eSIM là công nghệ SIM điện tử tiên tiến, mang lại bước đột phá trong  việc kết nối di động. Vậy điều gì đã giúp eSIM trở thành lựa chọn hàng đầu và được kỳ vọng là tương lai của ngành viễn thông? Những ưu và nhược điểm nổi bật nào người dùng cần khám phá?  Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

eSIM là gì? 

eSIM (embedded SIM) là loại SIM điện tử được tích hợp sẵn vào bảng mạch của thiết bị như điện thoại, máy tính bảng hoặc đồng hồ thông minh. Với kích thước siêu nhỏ chỉ khoảng 6 x 5 x 0.67 mm, giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng khe cắm SIM như SIM vật lý truyền thống. Điều này không chỉ giúp tối ưu không gian thiết bị mà còn mang lại sự tiện lợi vượt trội, đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ viễn thông hiện nay. Khác với thẻ SIM vật lý truyền thống, không cần phải gắn, tháo lắp hay thay đổi SIM. Điểm đặc biệt của eSIM là không tồn tại dưới dạng vật lý, việc lưu trữ và kích hoạt thông tin thuê bao đều được thực hiện thông qua phần mềm. Người dùng chỉ cần 1 thao tác quét mã QR là có thể dễ dàng kích hoạt SIM.

vnpt-eSIM-1
Sự khác biệt giữa công nghệ eSIM hiện đại và SIM vật lý truyền thống 

Ưu và nhược điểm của eSIM

Ưu điểm của eSIM

  • Tiện lợi và linh hoạt: Không cần tháo lắp thẻ SIM vật lý, người dùng có thể kích hoạt hoặc chuyển đổi nhà mạng, gói cước chỉ với vài thao tác trực tiếp trên thiết bị. 
  • Tiết kiệm không gian: eSIM không chiếm chỗ vật lý bên trong thiết bị. Từ đó, giúp nhà sản xuất có thêm không gian cho các thành phần khác hoặc làm thiết bị mỏng hơn.
  • Bảo mật: eSIM không thể tháo rời như SIM vật lý, eSIM giúp giảm nguy cơ bị đánh cắp, giảm nguy cơ lộ thông tin cá nhân hoặc làm giả SIM. 

vnpt-eSIM-2
Chuyển đổi từ SIM vật lý sang eSIM nhanh chóng, đơn giản 

Nhược điểm của eSIM 

  • Tương thích hạn chế: Không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ eSIM. Hiện công nghệ này mới chỉ được tích hợp trên các dòng smartphone, smartwatch và tablet cao cấp. Người dùng các thiết bị đời cũ hoặc tầm trung vẫn cần sử dụng SIM vật lý.
  • Khó khăn khi chuyển đổi thiết bị: Với SIM vật lý, người dùng chỉ cần tháo SIM và gắn sang máy khác. Trong khi đó đối với eSIM, quá trình chuyển đổi sang thiết bị mới cần phải thực hiện lại các thủ tục với nhà mạng, không đơn giản như SIM vật lý. 
  • Phụ thuộc vào thiết bị: Nếu thiết bị bị hỏng hoặc mất, eSIM cũng không thể sử dụng được cho đến khi có thiết bị mới

Những thiết bị nào hỗ trợ eSIM?

eSIM hiện đã được tích hợp trên nhiều thiết bị hiện đại đến từ các thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ eSIM, vì vậy người dùng cần kiểm tra kỹ trước khi đăng ký sử dụng. 

Dưới đây là danh sách các dòng thiết bị phổ biến có hỗ trợ eSIM:

Điện thoại thông minh (Smartphone)

  • Apple: Từ iPhone XS, XS Max, XR trở lên bao gồm iPhone 11, 12, 13, 14, 15; 16 Pro Max,... (Lưu ý: Từ iPhone 14 trở đi, một số phiên bản quốc tế có thể chỉ dùng eSIM, không có khe SIM vật lý).
  • Samsung: Galaxy Z Fold, Z Flip, S20, S21, S22, S23, S24 series, Note 20 Ultra, A54,...
  • Google Pixel: Pixel 3, 3a trở lên (Pixel 4, 5, 6, 7, 8,...).
  • OPPO, Xiaomi, Huawei: Một số dòng cao cấp và bản quốc tế được trang bị eSIM.

vnpt-eSIM-3

Đã có nhiều dòng điện thoại thông minh từ đời 2018 trở đi, tích hợp eSIM dễ dàng chuyển đổi và sử dụng 

Đồng hồ thông minh (Smartwatch) 

  • Apple Watch: Từ Series 3 bản LTE trở lên (Series 4, 5, 6, 7, 8; Ultra; Ultra 2,...).
  • Samsung Galaxy Watch: Galaxy Watch 4 LTE, Watch 5 LTE, Watch 6 LTE. 
  • Huawei Watch, OPPO Watch: Một số phiên bản có kết nối 4G hỗ trợ eSIM. 

Máy tính bảng và laptop

  • iPad: iPad Pro, iPad Air, iPad Mini (có hỗ trợ eSIM từ đời 2018 trở lên).
  • Microsoft Surface: Surface Pro X, Surface Go 2 LTE Advanced, Surface Pro 9 5G,...
  • Lenovo, HP, Dell: Một số mẫu laptop cao cấp hỗ trợ eSIM trong dòng máy hỗ trợ kết nối 4G/5G. 

eSIM hoạt động như thế nào?

eSIM được nhà mạng ghi cấu hình và số thuê bao thông qua mã QR. Người dùng chỉ cần truy cập phần “Di động” trong cài đặt thiết bị, chọn “Thêm eSIM”, quét mã QR và hoàn tất quá trình kích hoạt. 

Người dùng có thể:

  • Lưu trữ nhiều cấu hình eSIM khác nhau (tùy theo thiết bị).
  • Chuyển đổi giữa các số điện thoại hoặc nhà mạng ngay trên giao diện điện thoại. 
  • Xóa và tải lại eSIM khi cần mà không cần đổi thẻ SIM. 

vnpt-eSIM-4

Quét mã QR để kích hoạt eSIM và dễ dàng quản lý nhiều số ngay trên thiết bị

eSIM đang dần trở thành tiêu chuẩn kết nối mới trong thế giới công nghệ hiện đại, khi các thương hiệu lớn như Apple, Samsung, Google, Xiaomi,... liên tục tích hợp công nghệ này vào các thiết bị thế hệ mới. Trong xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ, nhiều dòng sản phẩm đang loại bỏ hoàn toàn khe SIM vật lý để hướng tới trải nghiệm kết nối gọn nhẹ, linh hoạt và an toàn hơn. 

Tại Việt Nam, công nghệ eSIM đã được triển khai chính thức từ năm 2019 và ngày càng phổ biến nhờ tính tiện lợi vượt trội. Trong đó, VNPT - VinaPhone tự hào là một trong những đơn vị tiên phong, không ngừng nâng cấp hạ tầng số, tối ưu trải nghiệm người dùng và mang đến giải pháp eSIM toàn diện từ đăng ký đến sử dụng. Không chỉ là bước tiến về công nghệ, eSIM chính là nền tảng cho cuộc sống số hiện đại, bảo mật và không giới hạn. 

Nếu Quý khách đang tìm kiếm một giải pháp eSIM đáng tin cậy, dễ dàng quản lý và được hỗ trợ tận tình, hãy trải nghiệm dịch vụ eSIM từ VNPT - VinaPhone –  thương hiệu viễn thông dẫn đầu hành trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Quý khách cần thêm thông tin hoặc muốn được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ hotline 1800 1091 hoặc Trung tâm kinh doanh VNPT Tỉnh/TP.